“ Bigone là một trong những game đánh bài đình đám tại Việt Nam hiện nay với nhiều hình thức chơi bài từ dân gian truyền thống như: Bài Tấn, Tiến Lên, 3 Cây, Phỏm, Liêng,…đến những hình thức chơi bài hiện đại, trí tuệ : Poker, Xì Tố,…Cho đến nay số người tham gia vào game bài bigone đã đạt đến mức kỉ lục với tất cả các lứa tuổi, các giới.
Bigone có hỗ trợ cài đặt trên tất cả các hệ điều hành: Java, Android và IOS. Game có thể chạy mượt trên điện thoại cho dù máy của bạn có cấu hình thấp. Với đồ họa sắc nét và giao diện đẹp mắt là những yếu tố thu hút người chơi không thể thiếu của Game…”
Nhằm giúp các bạn có cái nhìn đa dạng về các trò chơi bài chúng tôi đã cố gắng tổng hợp giới thiệu những thủ thuật hay và bài viết này xin gửi tới các bạn: Thủ Thuật Đánh Bài Tấn Trong Game Bigone.
Nội dung chính
Thủ Thuật Chơi Bài Tấn Trong Game Bigone
Bài tấn là thể loại đánh bài ít phổ biến trong dân gian bởi tính năng hấp dẫn của nó không nhiều, nó không mang tính sát phạt, đơn thuần chỉ là giải trí, vì vậy thường là trò giải trí giành cho giới trẻ và đông người. Cách thức chơi bài tấn khá đơn giản.
Quy Định Của Bài Tấn:
– Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng “độ mạnh” của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất.
– Thường chơi từ 2-4 người ( có thể nhiều người hơn ). Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chia ngược chiều kim đồng hồ, sau khi chia xong quân bốc lên là chất nào thì chất đó là chủ và để ngửa quân đó dưới những quân bài còn lại. Sau đó bốc bất cứ quân nào lên rồi đếm từ người bốc theo chiều ngược kim đồng hồ, đếm đến ai người đó đánh trước.
– Trò chơi này không sử dụng các cách kết hợp “đôi”, “bộ”, hay “phỏm” như bài tiến lên và bài tá lả, chỉ sử dụng các lá bài lẻ để tấn và đỡ.
Thủ Thuật Đánh Bài Tấn Trong Game Bigone
Luật chơi trong Bigone online
– Trước khi chơi phải tráo bài thật kỹ.
– Sau khi chia bài, lật bất cứ quân nào lên và để ngửa dưới chồng bài. Quân bốc là chất gì thì chất đó là chủ bài (chất trưởng) . Quân thuộc chất chủ có thể đỡ tất cả các quân khác chất, dù lớn hay nhỏ hơn nó. Vì thế quân to nhất trong ván bài luôn là Át trưởng (Át của chất chủ).
Từng người một tấn người bên cạnh theo vòng tròn từ trái sang phải. Người tấn ra bất kỳ lá nào, người bị tấn phải đỡ lá bài đó bằng một lá khác có giá trị lớn hơn. Nếu không có quân thường lớn hơn hoặc không muốn ra (có thể phòng người khác tấn tiếp hoặc tích để tấn người khác) thì phải đỡ trưởng. Quân đỡ phụ thuộc vào các cách chơi. Có thể bắt buộc quân đỡ phải cùng chất với quân tấn và có số lớn hơn. Có thể quân đỡ thuộc bất kỳ chất nào. Nếu quân tấn là trưởng thì bắt buộc phải đỡ trưởng.
Những người còn lại tấn người bị tấn bằng quân bài có số bằng một trong các quân bài trước.
Nếu người bị tấn mà hết bài thì bốc thêm 8 quân bài ở phần bài úp lên để đánh tiếp và làm cho đến khi hết bài.
Một lượt tấn kết thúc khi người tấn và 2 người còn lại không còn quân nào đánh được, có nhưng không muốn đưa ra hoặc người bị tấn không thể đỡ được nữa. Trong trường hợp không thể đỡ được nữa thì người bị tấn phải ” lên” tất cả các lá bài mà những người kia tấn cho mình trong lượt tấn đó. Nếu người bị tấn đỡ được hết các lá bài tấn thì có quyền tấn người kế tiếp bên phải.
Sau mỗi một lượt tấn, mỗi người phải bốc cho đủ 8 quân bài trên tay theo thứ tự ưu tiên: người tấn, người bị tấn, người bên phải người bị tấn và người còn lại. Nếu người bị tấn đã “lên”, quyền tấn thuộc về người bên phải người tấn.
Khi hết bài để bốc, ai hết bài trước là thắng.
+Lưu Ý
Khi đến lượt mình ra bài mà bạn nói bỏ qua thì không được hồi lại.
Khi đến lượt mình ra bài mà bạn nói về lá bài định ra thì phải hạ lá bài đó xuống, không được thay đổi.
Khi người đi trước chưa quyết định chính thức hạ bài mà người đi sau vội vàng hay hấp tấp hạ bài của mình thì người đi trước có quyền yêu cầu người đi sau cầm lại bài lên, như vậy, người đi sau đã bị lộ bài.
Người chơi không được có động tác đếm, kiểm tra các lá bài đã được hạ xuống, chỉ được tính nhẩm.
Người chơi có quyền không cho người khác biết mình còn bao nhiêu lá bài trong tay.